Thời kỳ giữa thế chiến Không_lực_Hải_quân_Đế_quốc_Nhật_Bản

Sứ mệnh Sempill

Bài chi tiết: Phái đoàn Sempill

Hải quân Nhật Bản đã theo dõi chặt chẽ tiến độ phát triển hàng không của ba cường quốc hải quân Đồng minh trong Thế chiến thứ nhất và kết luận rằng nước Anh có những tiến bộ lớn nhất trong ngành hàng không hải quân,[7] và họ cũng đã học được rất nhiều về hàng không hải quân thông qua đầu mối của họ trong Hải quân Hoàng gia.[8] Năm 1920, một đại diện cũng đã được gửi đến Anh để quan sát các quá trình hàng không trên boong tàu Furious. Năm 1921, chính phủ Nhật Bản đã chính thức yêu cầu Anh cử một phái đoàn hàng không hải quân, để phát triển và cung cấp một lợi thế chuyên nghiệp cho hàng không hải quân Nhật Bản.[9] Dù Bộ Hải quân Anh có sự do dự về việc cấp cho Nhật Bản quyền truy cập không giới hạn vào công nghệ của Anh,chính phủ Anh vẫn.[10]

Đại úy Sempill giới thiệu Đô đốc Togo Heihachiro về chiếc Sparrowhawk,năm 1921.

Phái đoàn Sempill do Đại tá William Forbes-Sempill, một cựu sĩ quan trong Không quân Hoàng gia Anh có kinh nghiệm trong việc thiết kế và thử nghiệm máy bay Hải quân Hoàng gia trong Thế chiến thứ nhất.[10] Phái đoàn bao gồm 27 thành viên, phần lớn là người có kinh nghiệm về hàng không hải quân và bao gồm các phi công và kỹ sư từ một số hãng sản xuất máy bay của Anh.[10] Phái đoàn kỹ thuật của Anh bắt đầu tới Nhật Bản vào tháng 9 với mục tiêu giúp Hải quân Đế quốc Nhật Bản phát triển và nâng cao trình độ của cánh tay không quân hải quân của họ.[10] Chính phủ Anh cũng hy vọng nó sẽ dẫn đến một hợp đồng buôn vũ khí lợi lộc. Phái đoàn đã đến Đồn Không quân Hải quân Kasumigaura vào tháng 11 năm 1921 và ở lại Nhật Bản trong 18 tháng.[11]

Người Nhật được huấn luyện trên một số máy bay của Anh như chiếc Gloster Sparrowhawk; Phái đoàn cũng mang đến Kasumigaura hơn một trăm máy bay với hai mươi mẫu khác nhau, năm trong số đó đã đang phục vụ trong Không quân Hoàng gia, bao gồm cả chiếc Sparrowhawk. Những chiếc máy bay này sau này sẽ trở thành nguồn cảm hứng cho một số thiết kế máy bay hải quân Nhật. Kỹ thuật viên thì trở nên quen thuộc với các loại vũ khí và thiết bị mới nhất như ngư lôi, bom, súng máy, máy ảnh và thiết bị liên lạc.[10] Trong khi các phi công hải quân được huấn luyện thực hiện nhiều kỹ thuật bay khác nhau như đánh bom ngư lôi, kiểm soát bay và hạ cánh và cất cánh trên tàu sân bay; các kỹ năng mà sau này sẽ được sử dụng ở vùng nước cạn của Trân Châu Cảng vào tháng 12 năm 1941.[12]

Phái đoàn cũng mang theo các kế hoạch của các tàu sân bay Anh mới nhất, chẳng hạn như HMS Argus và HMS Hermes, ảnh hưởng đến các giai đoạn cuối cùng của dự án phát triển của tàu sân bay Hōshō. Vào thời điểm các thành viên cuối cùng của phái đoàn trở về Anh, người Nhật đã nắm bắt được công nghệ hàng không mới nhất và sứ mệnh Sempill từ 1921–22, đánh dấu sự khởi đầu thực sự của một lực lượng hải quân Nhật Bản hiệu quả.[9]Hàng không hải quân Nhật Bản, cả về công nghệ và học thuyết, tiếp tục phụ thuộc vào mô hình Anh cho hầu hết những năm 1920.[8]

Quân đội Nhật cũng được hỗ trợ trong nhiệm vụ của họ để xây dựng lực lượng hải quân của họ bởi chính Đại úy Sempill, người đã trở thành một điệp viên Nhật. Trong 20 năm tới, ông đã cung cấp cho người Nhật thông tin bí mật về công nghệ hàng không mới nhất của Anh. Công việc gián điệp của ông đã giúp Nhật Bản nhanh chóng phát triển máy bay quân sự và các công nghệ liên quân trước Chiến tranh thế giới thứ hai.[13]

Không lực tàu sân bay

Hàng không mẫu hạm Hōshō năm 1922.

Sự quan tâm của Nhật Bản về tiềm năng của các hoạt động hàng không mẫu được chứng minh bởi các quan sát trên tàu Furious dẫn đến việc đưa một tàu sân bay vào chương trình hạm đội tám-sáu năm 1918.Tàu Hōshō 7470 tấn được đặt lườn vào tháng 12 năm 1919 tại Yokohama.[8] Hōshō là tàu chiến thứ hai sau khi chiếc Hermes của Anh được thiết kế ngay từ đầu là tàu sân bay và là chiếc đầu tiên được hoàn thành.[8]

Vào những năm 1920, phần lớn máy bay được mua ban đầu và được đưa vào hoạt động, là các thủy phi cơ trên cạn có nhiệm vụ chính là tuần tra trinh sát và chống tàu ngầm. Người Nhật đã lập kế hoạch cho việc hình thành 17 không đoàn sử dụng những chiếc máy bay này, nhưng những ràng buộc ngân sách hạn chế số đơn vị xuống còn mười một cho đến năm 1931. Theo các điều khoản của Hiệp ước Hải quân Washington, cho bên Nhật, hai con tàu vốn chưa hoàn thành được phép chuyển thể thành tàu sân bay: AkagiAmagi. Tuy nhiên, Amagi đã bị hư hại trong trận đại động đất Kanto năm 1923 và Kaga đưa vào thay thế. Akagi được hoàn thành vào năm 1927 trong khi Kaga hoàn thành một năm sau đó.[14] Với hai tàu sân bay này, nhiều học thuyết và thủ tục điều hành của Hải quân Đế quốc Nhật Bản đã được thiết lập.

Khi Hōshō hoàn thành, có rất ít ai nghĩ tới việc đưa máy bay hải quân vào vai trò tấn công.[15] Hơn nữa,vì chỉ có một hàng không mẫu hạm, việc thiết lập học thuyết sử dụng hàng không mẫu hạm không được xem xét cẩn thận trong nội bộ hải quân Nhật. Tuy nhiên, vào năm 1928,Hạm đội Hàng không mẫu hạm thứ nhất (第一航空戦隊 (Đệ nhất hàng không chiến đội), Dai Ichi Kōkū sentai?) được thành lập với ba tàu sân bay và nghiên cứu về vai trò của các tàu sân bay trong một cuộc đụng độ hải quân đã được bắt đầu. Do tầm hoạt động ngắn của tàu sân bay vào thời điểm đó, nhiều người trong nội bộ hải quân vẫn còn tập trung về chiến tranh tàu nổi. Họ xem máy bay phóng từ tầu là để hỗ trợ cho hạm đội chiến đấu chính và không phải là vũ khí tấn công chủ lực..[15] Máy bay đóng vai trò trinh sát và người điều khiển pháo,thả các lớp màn khói cho pháo lực hải quân, phòng không cho hạm đội, và sau đó (với sự gia tăng hiệu suất máy bay) như một phương tiện để tấn công các thiết giáp hạm và các mục tiêu bề mặt khác..[15]

Máy bay ném ngư lôi Mitsubishi B1M

Tuy nhiên, các phi công hải quân có quan điểm khác, tin rằng một trận giao tranh trên không lớn để nắm không gian trên các hạm đội đối lập sẽ đi trước trận chiến bề mặt cuối cùng. Điều này sẽ biến các tàu sân bay của địch là mục tiêu chính của không quân hải quân.[15]

Thế nên, vào đầu những năm 1930, Hải quân Đế quốc Nhật Bản không tuân theo bất kỳ học thuyết thống nhất về việc các tàu sân bay sẽ được sử dụng như thế nào trong hạm đội và không có tầm nhìn rõ ràng về vai trò của không quân trong chiến tranh hải quân.[15] Nhưng với sự gia tăng liên tục trong phạm vi hoạt động và hỏa lực của máy bay, các tàu sân bay đã được công nhận là có khả năng tấn công các mục tiêu vượt ra ngoài phạm vi của súng bề mặt và ngư lôi. Trong Hải quân Nhật, bao gồm cả sĩ quan tham mưu pháo binh cũng như phi công hải quân, đã bị thuyết phục rằng máy bay phóng từ tàu nên được sử dụng để tấn công phủ đầu các tàu sân bay của địch để đạt được ưu thế trên không trong trận đánh bề nổi.[16] Khoảng năm 1932–33, Hải quân Nhật bắt đầu chuyển mục tiêu tập trung của không lực của mình từ thiết giáp hạm đối phương sang các tàu sân bay của họ; và vào giữa những năm 30, với cải thiện về hiệu suất của máy bay ném bom đặc biệt là máy bay ném bom bổ nhào, việc tiêu diệt lực lượng tàu sân bay của đối phương trở thành trọng tâm chính của lực lượng tàu sân bay của Nhật Bản[16]

Khái niệm mới nổi của một cuộc tấn công tập trung trên không đã chuyển sự tập trung từ việc bảo vệ của hạm đội chiến đấu sang tấn công vào các mục tiêu qua đường chân trời. Cần thiết để thực hiện chiến thuật như vậy là việc xác định vị trí của kẻ thù trước khi kẻ thù tìm thấy các tàu sân bay Nhật Bản. Kết quả là, điều quan trọng đối với người Nhật là máy bay hải quân có thể "có tầm đánh xa hơn kẻ thù" trên trời, cũng giống như các lực lượng bề nổi của Nhật Bản có thể thực hiện bằng các cuộc tấn công bằng hải pháo và ngư lôi xa hơn đối phương. Sau đó, trong suốt những năm 1930, hàng không hải quân Nhật Bản nhấn mạnh phạm vi hoạt động làm thông số kỹ thuật chính cho máy bay mới.[16]

Hình thành các không đoàn trên đất liền

Ngoài việc phát triển hàng không dựa trên tàu sân bay, hải quân Nhật duy trì nhiều không đoàn trên đất liền. Vào đầu những năm 1930, người Nhật đã đặt ra một loại máy bay mới gọi là Rikujo Kogeki-ki (陸上攻撃機 (Lục thượng Công kích cơ), Rikujo Kogeki-ki? Máy bay tấn công trên cạn) hoặc Rikko cho ngắn.[17] Điều này phù hợp với chiến lược đảm bảo khả năng bảo vệ cấp tốc các đảo nhà chống lại sự tiến quân về phía tây của một cuộc tấn công bởi hải quân Mỹ trên khắp Thái Bình Dương.[16] Máy bay trên cạn cung cấp phần lớn lực lượng hàng không hải quân Nhật Bản cho đến đêm trước cuộc chiến tranh Thái Bình Dương. Về vấn đề này, Nhật Bản là độc nhất trong số ba cường quốc hải quân chính trong thời kỳ giữa thế chiến và những năm trước chiến tranh. Chỉ có hai không đoàn của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ có cấu trúc tương tự với các đơn vị không quân hải quân trên cạn của Nhật.[16]

Việc tạo ra các đơn vị không quân này đã bắt đầu vào cuối Thế chiến I, khi các kế hoạch đã là thành lập 17 đơn vị như vậy nhưng kế hoạch này đã không được triển khai đầy đủ cho đến năm 1931. Chúng được đặt tại sáu đồn không quân xung quanh các đảo Nhật Bản: Yokosuka, Sasebo, Kasumigaura, Omura, TateyamaKure. Các đơn vị này bao gồm nhiều loại máy bay, chủ yếu là thủy phi cơ. So sánh số lượng tuyệt đối, các máy bay trên cạn thể hiện sự tăng trưởng lớn nhất trong sức mạnh không quân của hải quân Nhật Bản trong những năm trước Chiến tranh Thái Bình Dương.[16]

Chương trình mở rộng hải quân "Vòng tròn một" được phác thảo năm 1927 và có hiệu lực vào năm 1931, kêu gọi tạo ra 28 không đoàn mới. Tuy chỉ có 14 không đoàn thực sự được thành lập đến năm 1934, đó là một phản ứng đối với việc mở rộng hải quân Mỹ theo kế hoạch Vinson đầu tiên, chương trình Vòng tròn hai kêu gọi 8 không đoàn bổ sung được thành lập vào cuối năm 1937. các đồn không quân mới tại Ōminato, Saeki, Yokohama, Maizuru, Kanoya và Kisarazu ở các hòn đảo nhà và Chinhae trên bờ biển phía nam của Hàn Quốc. Dưới áp lực của kế hoạch Vinson thứ hai do Hoa Kỳ khởi xướng, nước Nhật tăng đà xây dựng lực lượng không quân trên đất liền của họ. Hạn chót cho ngày hoàn thành của phần mở rộng không quân của kế hoạch Vòng tròn một được đẩy lên năm 1937 và nỗ lực toàn diện được bỏ ra để hoàn thành việc sản xuất máy bay của chương trình Vòng tròn hai vào cuối năm đó.[16]

Đến cuối năm 1937, hải quân sở hữu 563 máy bay trên đất liền, cùng với 332 chiếc máy bay trên hạm đội tàu sân bay của họ.[16] Lực lượng hàng không của hải quân có tổng cộng 895 máy bay và 2.711 phi công, bao gồm phi công và hoa tiêu, trong ba mươi chín không đoàn.[16]Mặc dù tổng số máy bay 895 này ít hơn đáng kể so với sức mạnh không quân hải quân Mỹ trong cùng thời gian, lực lượng hàng không trên đất liền của Nhật Bản lớn hơn đáng kể. Sức mạnh không quân đáng kể trên đất liền đã cho Nhật Bản lợi thế khi quốc gia này đi vào chiến tranh năm 1937 với Trung Quốc [18]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Không_lực_Hải_quân_Đế_quốc_Nhật_Bản http://www.combinedfleet.com/kaigun.htm http://www.j-aircraft.com/ http://www.j-aircraft.com/captured/ http://www.warbirdpix.com/ http://www.globalsecurity.org/military/world/japan... http://www.j-aircraft.org/xplanes/ https://web.archive.org/web/20091027182301/http://... https://en.wikipedia.org/wiki/File:A_formation_of_... https://en.wikipedia.org/wiki/File:Aircraft_prepar... https://en.wikipedia.org/wiki/File:Akagi_Osaka.jpg